NPV Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Áp Dụng Trong Phân Tích Đầu Tư

NPV là một trong những chỉ số quen thuộc trong thị trường tài chính được các nhà đầu tư dùng để đánh giá mức độ khả thi của một dự án. Đây là chỉ số được sử dụng để tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền chiết khấu. Đồng thời, cũng là một công cụ quan trọng trong việc phân tích tài chính mà bắt buộc nhà đầu tư phải hiểu rõ và áp dụng hiệu quả. Vậy, NPV là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đến quyết định đầu tư? Đừng bỏ lỡ qua những gợi ý chi tiết của Reviewsan dưới đây nhé!

Tổng Quan Về Chỉ Số Net Present Value – NPV Là Gì?

Tổng Quan Về Chỉ Số Net Present Value - NPV Là Gì?

Tổng Quan Về Chỉ Số Net Present Value – NPV Là Gì?

Net Present Value (NPV) là một chỉ số tài chính biểu thị giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư. Trong đó, mỗi dự án đầu tư đều sẽ bao gồm cả dòng tiền đầu vào và đầu ra. Thế nên, để đưa ra một quyết định đầu tư chính xác thì bạn cần phải chuẩn bị một nguồn ngân sách hợp lý và nắm bắt được ý nghĩa cũng như cách áp dụng chỉ số NPV là gì. Cụ thể:

Để đánh giá khả năng lợi nhuận của khoản đầu tư, nhà đầu tư tổng hợp các dòng tiền ra vào của dự án. Bởi lẽ, mỗi dòng tiền có giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau khi xem xét tiềm năng phát triển của dự án đầu tư. Do đó, để tổng hợp các dòng tiền đầu vào và đầu ra trong dự án, bạn cần áp dụng một quy trình chiết khấu trong một khoảng thời gian xác định.

Từ đó, NPV được xem là chỉ số phù hợp để thực hiện vấn đề này, nghĩa là nó được áp dụng để tính ra giá trị hiện tại ròng của dòng tiền một dự án ở cùng một thời điểm. Có thể hiểu là, NPV biểu thị chính xác giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến, đã được chiết khấu cho đến thời điểm hiện tại. 

Thực tế, NPV thường được áp dụng trong việc quản lý ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư có thể phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến. Tuy nhiên, trước khi áp dụng chỉ số này để đưa ra áp dụng thì nhà đầu tư cần phải hiểu rõ NPV là gì và cách tính chỉ số này thông qua các nội dung dưới đây.

Công Thức Tính Chỉ Số NPV Đơn Giản Nhất

Như các bạn đã biết, chỉ số NPV là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến trong việc phân tích khả năng sinh lời của dự án đầu tư.  Do đó, NPV chính là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền ra dự án. Cụ thể hơn, NPV được tính dựa trên công thức sau:

Công Thức Tính Chỉ Số NPV Đơn Giản Nhất

Công Thức Tính Chỉ Số NPV Đơn Giản Nhất

Trong đó:

  • Ct: là dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t
  • C0: là Chi phí ban đầu dùng để thực hiện dự án
  • t: thời gian tính toán dòng tiền
  • r: tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
  • n: thời gian thực hiện dự án

Xem thêm chỉ số IRR trong chứng khoán là gì?

Ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV Trong Quyết Định Đầu Tư

Ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV Trong Quyết Định Đầu Tư

Ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV Trong Quyết Định Đầu Tư

Thực tế, không phải ngẫu nhiên mà người ta lại áp dụng chỉ số NPV trong các dự án đầu tư. Song, ít ai biết và nắm rõ ý nghĩa của số NPV là gì? Tuy nhiên, nếu chú ý phân tích công thức tính NPV thì nhà đầu tư cũng có thể nhận ra rằng, chỉ số này có thể tồn tại ở những giá trị khác nhau. Cụ thể, NPV có thể đôi lúc sẽ mang giá trị âm hoặc có lúc biểu hiện giá trị dương, thậm chí cũng có lúc nó bằng 0. 

Tương ứng với các giá trị đó, chúng ta có thể hoàn toàn suy ra được ý nghĩa số NPV là gì dựa trên tiêu chí dưới đây:

  • Trường hợp NPV > 0

Có thể nói, đây chính là chỉ số NPV lý tưởng cho thấy dự án hoặc khoản đầu tư đang phát sinh lợi nhuận và lợi nhuận đó đang cao hơn so với chi phí ban đầu bạn bỏ ra. Điều này đồng nghĩa với việc dự án bạn sắp đầu tư có tính khả thi và mang lại nhiều tín hiệu tốt về lợi nhuận.

  • Trường hợp NPV = 0

Nếu rơi vào trường hợp này, tức là dự án hoặc khoản đầu tư của bạn không phát sinh ra lãi nhưng cũng không đến mức chịu lỗ, đơn giản là dự án vẫn đang ở mức hòa vốn. Kết quả này không phải là tín hiệu xấu nhưng nó cũng là một giá trị bộc lộ rõ nét dự án bạn sắp đầu tư chưa thực sự đủ chất lượng và tiềm năng tăng trưởng để thu hút nhiều nhà đầu tư khác cùng tham gia.

  • Trường hợp NPV < 0

Ngược lại với hai trường hợp trên, đây là giá trị cho thấy tỷ lệ chiết khấu lại đang cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại. Tức là dự án hoặc khoản đầu tư chưa phát sinh ra bất kỳ khoản lãi nào. Song, dấu hiệu này không có nghĩa là dự án đang thua lỗ mà chỉ cho thấy nó không tạo ra giá trị thặng dư. Thực tế, nó vẫn có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán trong lúc triển khai dự án.

Như vậy, việc theo dõi biến động chỉ số NPV là gì, tăng hay giảm sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được hiệu quả của quá trình triển khai dự án. Từ đó, bạn có thể đưa ra một cái nhìn khách quan hơn để thay đổi lựa chọn và quyết định rót vốn vào dự án khác, nhằm mang về lợi nhuận cao nhất có thể trong quá trình đầu tư.

Thực tế, các nhà đầu tư nên dựa vào cách tính NPV để lựa chọn đầu tư tài sản của mình vào những dự án có chỉ số NPV dương. Đồng thời, bạn cũng nên cố gắng tránh các dự án có giá trị chỉ số NPV âm để bảo toàn dòng tiền của mình. Chính vì lẽ đó, việc nắm bắt được cách tính và ý nghĩa của chỉ số NPV là gì được xem là điều rất quan trọng ảnh hưởng sự thành công hay không trong quyết định đầu tư của bạn.

Ưu Và Nhược Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Bên cạnh cách tính chỉ số NPV, nhà đầu tư còn hay quan tâm đến ưu và nhược điểm của NPV là gì  trong quá trình đầu tư. Điều này được minh chứng thông qua việc Reviewsan luôn nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chỉ số NPV trong các bài viết trước. Do đó, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số điểm đặc biệt cũng như những điểm hạn chế của chỉ số đặc này như sau:

Ưu Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Ưu Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Ưu Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật giúp chỉ số NPV nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia tài chính. Cùng tham khảo ngay nhé!

  • Đơn giản, dễ sử dụng: NPV có công thức đơn giản và dễ hiểu, cho phép bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Ngay cả những nhà đầu tư không có kiến thức kinh tế hay chuyên môn sâu cũng có thể áp dụng NPV một cách dễ dàng.
  • Dễ so sánh: Chi số NPV cho phép nhà đầu tư dễ dàng so sánh giữa các dự án khác nhau. Chỉ cần xem xét NPV âm, dương hoặc bằng 0, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn phương án đầu tư có NPV dương cao nhất trong danh sách. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa được lợi nhuận thông qua quyết định đầu tư của mình.
  • Dễ dàng tùy chỉnh: NPV có thể được tùy chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu tài chính cụ thể của từng dự án. Ví dụ, trong trường hợp dự án có mức độ rủi ro cao, nhà đầu tư có thể giảm tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá tiềm năng mang về lợi nhuận của dự án.

Nhược Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Nhược Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Nhược Điểm Của Chỉ Số NPV Là Gì?

Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, thế nhưng chỉ số NPV cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

  • Khó ước tính chính xác: Độ chính xác của NPV bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu và thời điểm tính toán cho từng dòng tiền. Điều này làm cho kết quả cuối cùng khó có thể được xác định chính xác.
  • Không đánh giá được tổng thể dự án: NPV hướng đến dự đoán hơn là đánh giá tổng thể của dự án. Để khắc phục điểm yếu này, cần xem xét các chỉ số khác như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và kết hợp cả hai để có một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về dự án.
  • Không đánh giá chi tiết dự án: NPV không đánh giá một số khía cạnh quan trọng của dự án như tốc độ thu lãi, khả năng tăng lợi nhuận, tỷ lệ tăng lợi nhuận và các yếu tố khác.
  • Không tính đến chi phí cơ hội: Chi số NPV chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Vì áp dụng tại thời điểm nhất định nên nó không tính được hết các chi phí cơ hội, không phản ánh chính xác những yếu tố khác có thể tác động tới dự án.

Kinh Nghiệm Áp Dụng Chỉ Số NPV Hiệu Quả Trong Quá Trình Đầu Tư

Kinh Nghiệm Áp Dụng Chỉ Số NPV Hiệu Quả Trong Quá Trình Đầu Tư

Kinh Nghiệm Áp Dụng Chỉ Số NPV Hiệu Quả Trong Quá Trình Đầu Tư

Muốn áp dụng thành công công cụ này, trước tiên bạn cần phải nắm bắt được khái niệm và cách tính của NPV là gì? Sau đó, bạn nên thực hiện theo một số gợi ý dưới đây để tối ưu được sự lựa chọn của mình trong quá trình đầu tư.

  • Xác định tỷ suất chiết khấu hợp lý: Tỷ suất chiết khấu là yếu tố quan trọng trong cách tính chỉ số NPV. Do đó, bạn cần đưa ra quyết định cẩn thận để xác định tỷ suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro và mục tiêu đầu tư. Bởi, việc sử dụng một tỷ suất chiết khấu không chính xác có thể dẫn đến kết quả NPV không đáng tin cậy.
  • Đánh giá các dòng tiền một cách cẩn thận: Khi phân tích chỉ số NPV, bạn hãy đảm bảo rằng tất cả các dòng tiền liên quan đến dự án được xác định và đánh giá một cách chính xác. Cụ thể, bạn cần xem xét các dòng tiền đầu tư ban đầu, dòng tiền thu nhập dự kiến và dòng tiền chi phí liên quan trong suốt thời gian dự án.
  • Kết hợp với các chỉ số tài chính khác: NPV nên được xem là một trong các chỉ số tài chính và được kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện hơn về dự án. Các chỉ số như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất sinh lời, thời gian hoàn vốn,… là cái chỉ số mà bạn nên kết hợp với chỉ số NPV.
  • Tạo ra các kịch bản và phân tích rủi ro: Một cách tiếp cận hữu ích để áp dụng NPV hiệu quả là tạo ra các kịch bản khác nhau và đánh giá tác động của chúng lên NPV. Bằng cách này, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các tình huống tương lai có thể xảy ra và cân nhắc các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Lởi Kết

Nhìn chung, việc hiểu rõ về chỉ số NPV là gì sẽ giúp nhà đầu tư có được những nhận định, đánh giá cụ thể về mỗi dự án trước khi đầu tư. Tuy nhiên, NPV chỉ là một công cụ trong rất nhiều công cụ và nó có những hạn chế nhất định. Vì thế, nhà đầu tư muốn có những quyết định kinh doanh hiệu quả nhất thì nên sử dụng nhiều công cụ tính toán khác nhau. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình đầu tư thì đừng ngần ngại chia sẻ bằng cách comment bên dưới bài viết của Reviewsan nhé!