Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận được thành lập, hoạt động vì mục đích xã hội và hướng đến việc tạo ra những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng. Dưới đây là những thông tin cụ thể về định nghĩa, đặc điểm, mục đích hay phân loại của các tổ chức này. Hãy theo dõi bài viết ngay.

Phi lợi nhuận là gì?

Phi lợi nhuận trong tiếng anh là Nonprofit. Cụm từ chỉ các hoạt động hay tổ chức làm việc mà không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư, thu về lợi nhuận, phân phối các quỹ thặng dư cho cổ đông. Họ làm việc vì mục đích tài trợ và đem đến những giá trị cho cộng đồng, những hành động có ý nghĩa tích cực trong xã hội. Những cá nhân, tổ chức hoạt động phi lợi nhuận sẽ phải chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí lớn để hướng đến những giá trị to lớn hơn.

Phi lợi nhuận là hoạt động không vì lợi ích kinh tế

Phi lợi nhuận là hoạt động không vì lợi ích kinh tế

Tìm hiểu về tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận, tiếng anh là Nonprofit Organization (NPO) là một tổ chức thành lập để thực hiện những hoạt động hướng đến cộng đồng, không vì mục đích cá nhân, giúp cho một cá nhân hay nhóm người nào đó trong xã hội giải quyết được những khó khăn và thiếu thốn.

Lợi nhuận chắc chắn không phải mục tiêu cuối cùng mà những tổ chức phi lợi nhuận hướng đến. Do đó họ sẽ được miễn thuế vì đem lại những ý nghĩa cho xã hội.Các tổ chức phi lợi nhuận có thể là tổ chức phi chính phủ nhưng không hẳn chiều ngược lại là đúng. Do đó không nên nhầm lẫn tổ chức phi chính phủ mặc định là tổ chức phi lợi nhuận.

Như đã đề cập thì các tổ chức phi lợi nhuận sẽ không bị tính thuế, do đó sẽ cần có những điều kiện bắt buộc để công nhận đó có phải là tổ chức không vì lợi nhuận hay không.

Một số tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới

Một số tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới

Điều kiện để trở thành một tổ chức phi lợi nhuận

Để có thể được công nhận là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận thì cần đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Mục đích mà các tổ chức phi lợi nhuận khi thành lập hướng đến là làm từ thiện, khoa học, giáo dục và tôn giáo.
  • Các tổ chức này được thành lập không vì lợi ích của bất cứ cá nhân, tư nhân nào ngoài lợi ích xã hội.
  • Tổ chức có cơ quan chủ quản được bầu cử dân chủ.
  • Tổ chức phải có những điều luật rõ ràng về mục đích cũng như cách điều hành ngay từ khi thành lập.
  • Các điều kiện phía trên cần được chứng thực và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ với cơ quan thuế thì mới được miễn thuế.

Những hình thức của một tổ chức phi lợi nhuận

Trên thực tế, các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận sẽ tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích, phạm vi hoạt động. Dưới đây là 8 hình thức chính của tổ chức này.

Hình thức hợp tác xã

Đây là hình thức tổ chức do các cá nhân tự tập hợp thành. Trong tổ chức, mỗi cá nhân sẽ có một phiếu bầu và nhận được lợi ích của tổ chức như nhau. Trong hợp tác xác sẽ có những quy định, văn hoá rõ ràng khi hướng đến các mục tiêu chung về cả kinh tế, văn hoá và xã hội.

Tổ chức từ thiện

Một tổ chức từ thiện được công nhận khi đăng ký theo dạng công ty từ thiện nếu muốn hoạt động trong hình thức này. Sau khi đăng ký công ty thì tổ chức sẽ được miễn thuế. Tất cả nguồn nhân lực và lợi nhuận kiếm về được sẽ phải dùng để hoạt động từ thiện theo mục tiêu ban đầu. Tổ chức từ thiện được thành lập từ các tổ chức như quỹ uỷ thác, công ty hay các hiệp hội.

Tổ chức từ thiện dành cho trẻ em vùng cao

Tổ chức từ thiện dành cho trẻ em vùng cao

Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Tổ chức phi chính phủ có thể do Nhà nước hoặc tổ chức quốc tế tài trợ và hoạt động độc lập, không liên quan đến các chính phủ của các quốc gia trên thế giới. Các tổ chức này thường được thành lập với mục đích chính trị, xã hội hay bảo vệ môi trường,…

Tổ chức cá nhân

Về hình thức thì tổ chức cá nhân sẽ tương tự như tổ chức từ thiện. Tuy nhiên tổ chức cá nhân sẽ chỉ có một nguồn cung cấp tài chính và nguồn doanh thu chủ yếu sẽ là các khoản đầu tư hay được tài trợ.

Tổ chức hữu nghị anh em

Đây là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập trên sự tin tưởng lẫn nhau của các thành viên. Những thành viên này có chung mục tiêu và sở thích khi hoạt động.

Doanh nghiệp xã hội

Các doanh nghiệp xã hội sẽ bán những sản phẩm để kiếm tiền gây quỹ cho các dự án cộng đồng. Các khoản doanh thu thặng dư sau đó sẽ được sử dụng để tái đầu tư doanh nghiệp, ngày càng tạo ra những mục tiêu tốt cho cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội tạo việc làm cho người khuyết tật

Doanh nghiệp xã hội tạo việc làm cho người khuyết tật

Quỹ tương hỗ

Các thành viên trong quỹ tương hỗ sẽ là nguồn tạo dựng nên quỹ hoạt động chính. Hầu hết tổ chức tài chính sẽ là dạng chính của quỹ tương hỗ. Khi lợi nhuận thu về được sẽ sử dụng để đầu tư vào quỹ để duy trì và phát triển tổ chức.

Phòng thương mại

Phòng thương mại được thành lập bởi một nhóm doanh nhân để thúc đẩy một số hoạt động hợp tác, đầu tư thương mại. Hình thức tổ chức phi lợi nhuận này thường được gây quỹ từ những doanh nghiệp địa phương.

Những điểm đặc trưng của tổ chức phi lợi nhuận

Ngay từ cái tên của mình, các tổ chức phi lợi nhuận đã thể hiện một đăng trưng rõ rệt là hoạt động không vì mục đích kiếm lời cho cá nhân. Đặc trưng của tổ chức này sẽ bao gồm các điểm sau đây:

  • Nguồn lợi nhuận từ quỹ có sẵn hoặc xin về, quyên góp sẽ được sử dụng để tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận vẫn có thể hoạt động để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận này sẽ được dùng để tích luỹ và tạo ra những lợi ích khác trong tương lai cho cộng đồng.
  • Khi tổ chức phi lợi nhuận phát triển thì sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng nên mục tiêu để đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức không dựa trên tiêu chí lợi nhuận.
Tổ chức phi lợi nhuận đem đến giá trị cho xã hội

Tổ chức phi lợi nhuận đem đến giá trị cho xã hội

Mục đích hoạt động chính của các tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Mục đích hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận là vì cộng đồng, cụ thể là:

  • Các tổ chức phi lợi nhuận sẽ đầu tư và có mục tiêu hoạt động là cung cấp những giá trị có ích cho cộng đồng. Có thể trong một số hoạt động sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn nhưng lại có thể đổi lấy những giá trị lớn lao, không phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
  • Những tổ chức này hoạt động với mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh, bổ ích và giúp các tầng lớp trong xã hội có thể kết nối với nhau.
  • Trong một số doanh nghiệp lợi nhuận sẽ có những bộ phận hay dự án phi lợi nhuận. Các dự án này sẽ hoạt động độc lập, vì mục đích cộng đồng và có một bộ phận chuyên trách riêng.

So sánh giữa tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận

Với những thông tin cụ thể như trên thì có thể khẳng định được một số khác biệt giữa tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận thông qua bảng so sánh sau:

Tổ chức lợi nhuậnTổ chức phi lợi nhuận
Ý nghĩaMục tiêu tạo lợi nhuậnMục tiêu vì xã hội, cộng đồng
Động cơTừ lợi nhuận của tổ chức và cá nhân trong tổ chứcDùng lợi nhuận phục vụ các hoạt động cộng đồng
Hình thức tổ chứcCông ty hoặc hộ kinh doanhQuỹ xã hội, quỹ từ thiện, hay các Tổ chức phi chính phủ,…
Quản lýChủ doanh nghiệpNgười được uỷ thác, uỷ ban, cơ quan quản lý
Nguồn lợi nhuậnCung ứng các sản phẩm, dịch vụĐóng góp cho cộng đồng và xã hội
Hình thành vốnVốn góp của các chủ sở hữuTiền từ những nguồn đóng góp, đăng ký, tài trợ,…
Sự khác biệt giữa tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận

Sự khác biệt giữa tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận

Trên đây là bài viết chi tiết về những tổ chức phi lợi nhuận. Có thể thấy những tổ chức này hoạt động vì ý nghĩa rất cao cả và đáng quý, đem đến những lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển hơn. Qua bài viết cũng hy vọng các tổ chức phi lợi nhuận ngày càng phát triển và được đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai.